
Dell PowerEdge T340 có thể đánh giá là một trong những máy chủ có cấu hình tốt và đáp ứng được các yêu cầu của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với ngoại hình to nạc, kiểu dáng đúng chất máy chủ, với các thông số hiệu năng tốt. Có thể nói, Dell EMC PowerEdge T340 là một máy chủ cao cấp giá rẻ.
Đánh giá tổng quan về cấu hình phần cứng Dell PowerEdge T340
T340 có kích thước khá ấn tượng. So với PowerEdge T140 ở trong ảnh phía dưới, T340 to hơn nhiều về cả chiều rộng, chiều dài và chiều cao.
T140 và T340 có cùng một bo mạch chủ, tuy nhiên do phần ổ cứng và bộ nguồn khác nhau, do đó kích thước của T340 to hơn hẳn so với T140. Với chassis dạng Tower và thiết kế bên ngoài hầm hố, bắt mắt khiến cho người dùng thấy T340 trông cao cấp hơn và đáng giá với chi phí bỏ ra hơn.
Mặt trước của Dell PowerEdge T340 có một nút nguồn tiêu chuẩn, một loạt đèn LED và số Service tag.
Một trong những tính năng nổi bật của T340 là có 8 khoang chứa ổ cứng 3.5″ hoặc 2.5″ có sẵn giá đỡ. Có thể thấy, Dell thiết kế khoang ổ cứng khá rộng rãi. Điều này giúp luồng không khí trong các khoang ổ cứng có thể lưu thông dễ dàng để làm mát ổ cứng hơn và giảm độ ồn.
Mặt phía sau của máy chủ, chúng ta có 1 quạt làm mát, các cổng I/O, 4 khe cắm găn ngoài mở rộng và một bộ nguồn dự phòng.
Quạt làm mát trong Dell EMC PowerEdge T340 có kích thước 120mm, to hơn nhiều so với các máy chủ dạng rack. Điều này giúp không khí bên trong di chuyển tốt hơn, làm mát tốt hơn và đỡ ồn hơn.
Các cổng I/O phía sau cơ bản đầy đủ cho dạng máy chủ Tower này. Bao gồm cổng VGA, 4 cổng USB 2.0, 2 cổng USB 3.0, 2 cổng mạng 1GbE và một cổng iDRAC.
So với T140, T340 có sự nâng cấp hơn đó là có thêm 1 bộ nguồn dự phòng. Hiệu suất của bộ nguồn 495W này theo kiểm tra có thể lên tới 94%. Giống như các dòng máy chủ PowerEdge cao cấp hơn, bộ nguồn này có các tính năng tương tự như là các chốt dễ dàng tháo lắp và tay cầm có đèn LED.
Sau khi mở nắp máy, ta thấy được không gian bên trong khung máy rất rộng rãi và thông thoáng. Bo mạch chủ được lật ngược so với việc triển khai bo mạch chủ mATX thông thường và chúng tôi thấy một vách ngăn không khí hướng không khí từ các lồng ổ cứng, qua bộ tản nhiệt CPU và ra phía sau khung máy. Quạt 120mm đó làm mát phần lớn các thành phần chức năng của hệ thống.
Trung tâm của Dell PowerEdge T340 là CPU Intel Xeon E-2234, với các cấu hình khác, CPU của T340 có thể là Intel Xeon E-2274 hoặc E-2174. Bo mạch chủ trên máy có 4 khe cắm RAM DDR4 DIMM hỗ trợ ECC DIMM.
Về khe cắm mở rộng, chúng ta có 4 khe cắm gồm:
- 1×8 Gen3 (x16 connector) FH/HL
- 1×8 Gen3 (x8 connector) FH/HL
- 1×4 Gen3 (x8 connector) FH/HL
- 1×1 Gen3 (x1 connector) FH/HL
Trong ảnh dưới, bạn có thể nhìn thấy có 1 thể PERC đang được cắm ở góc ngoài và 3 khe còn lại đang để trống. Có một đầu USB 3.0 bên trong, cạnh với khe cắm PCIe x1. Vì khu này bị chắn bởi tấm chắn khí, do đó nếu bạn sử dụng các bộ điều khiển NIC và SAS tốc độ cao, bạn nên thêm hệ thống làm mát cho máy.
Tiếp theo, chúng ta cùng xem sơ lược về bảng nối đa năng SAS / SATA. Dell PowerEdge T340 sử dụng một PCB có thể được hoán đổi mà không cần công cụ. Nguồn điện được cung cấp cho bảng nối đa năng và kết nối dữ liệu thông qua cáp SAS. Giải pháp này cao cấp hơn so với cắm vào cổng SATA 7pin.
Đánh giá khả năng quản lý Dell PowerEdge T340
Dell EMC PowerEdge T340 sử dụng iDRAC 9. Một trong những điều đầu tiên chúng tôi nhận thấy là khả năng phản hồi nhanh của giao diện người dùng web. Với thế hệ này, Dell EMC đã nâng cấp CPU chạy iDRAC. Điều này có nghĩa là máy chủ PowerEdge có thể thu thập nhiều dữ liệu hơn, gửi nhiều dữ liệu hơn đến bộ điều khiển quản lý nhóm và đáng chú ý hơn là hiển thị các trang nhanh hơn.
Bảng điều khiển cung cấp giao diện người dùng đơn giản để xem trạng thái trong nháy mắt và trực tiếp khởi chạy quản lý IPMI. Bạn cũng có thể đặt hệ thống vào chế độ khóa từ menu More Actions trong trường hợp bạn cần tăng cường bảo mật.
Các giải pháp quản lý máy chủ hiện đại như iDRAC về cơ bản là các hệ thống IoT nhúng chuyên dụng để quản lý các hệ thống lớn hơn. Do đó, iDRAC có một số cài đặt cấu hình cho mô-đun dịch vụ để bạn có thể thiết lập mạng thích hợp làm mẫu.
Về mặt giám sát, iDRAC có một bảng dashboard với các chỉ số bạn cần. Ngoài các thông số riêng lẻ, Dell EMC cung cấp các công cụ riêng để tổng hợp các số liệu và đưa ra thành một biểu đồ trực quan giúp quản lý và giám sát dễ dàng hơn.
Một tính năng nổi bật mà chúng tôi muôn nhắc đến đó là trang cấu hình BIOS. Quản trị viên có thể thực hiện thay đổi BIOS thông qua giao diện web, phương pháp này rất tiện so với phương pháp cũ. Bằng cách cấu hình BIOS thông qua iDRAC, bạn có thể sử dụng giao diện web hiện đại, trực quan.
Đánh giá hiệu suất máy chủ Dell PowerEdge T340
Bài đánh giá hiệu suất máy chủ Dell PowerEdge T340 sẽ sử dụng bài test Linux-Bench thông dụng. Ngoài ra, chúng tôi cũng cho T340 chạy các workload phần mềm thông dụng để xem hiệu suất hoạt động trong thực tế của chúng.
Điểm benchmark Python Linux 4.4.2 Kernel Compile
Đây là một trong những điểm benchmark mà các quản trị viên quan tâm nhất khi mua các dòng máy chủ. Nhiệm vụ của bài kiểm tra là biên dịch một tập cấu hình tiêu chuẩn, Linux 4.4.2 kernel từ trang kernel.org. Dưới đây là kết quả của
So với Intel Xeon E-2134 thế hệ trước, Xeon E-2234 trong T340 có một sự cải thiện nhẹ về mặt hiệu năng. CPU của T340 mang tới khả năng biên dịch ở mức trung bình.
Hiệu suất c-ray 1.1
Đây là bài kiểm tra benchmark ray tracing để thể hiện sự khác nhau của các bộ xử lý trong các workload đa luồng.
Với 4 lõi, 8 luồng, Xeon E-2234 có thể so ngang với sức mạnh của Xeon E-2144G thế hệ trước. Xeon E-2234 đem lại sức mạnh lớn hơn mà mức giá lại tốt hơn, phù hợp với dòng máy chủ giá rẻ như T340.
Hiệu suất nén 7-zip
7-zip là một chương trình nén, giải nén thông dụng, làm việc trên nhiều nền tảng. Bài test sẽ kiểm tra khả năng nén và giải nén cho Xeon E-2234 so với các CPU khác.
Hiệu suất nén, giải nén cũng là một tác vụ quan trọng với các dòng máy chủ như Dell EMC PowerEdge T340. Với nhiều lõi, nhiều luồng và tốc độ xung nhịp càng cao thì tốc độ nén càng tốt.
Kiểm tra CPU Sysbench
Hiệu suất OpenSSL
Điểm benchmark UnixBench Dhrystone 2 and Whetstone
Đánh giá nhận xét tổng quan về Dell PowerEdge T340
Dell EMC PowerEdge T340 là máy chủ dòng Intel Xeon E-2234 mạnh mẽ. So sánh với một loạt các máy chủ sử dụng dòng Intel Xeon E-2234 và các máy chủ khác trong phân khúc. PowerEdge T340 là máy chủ được xây dựng tốt nhất trong cùng phân khúc.
Thiết kế bên ngoài cũng là một ưu điểm lớn của T340. Nó có một thiết kế đẹp với các khung lục giác tạo điểm nhấn và khung viền màu trắng bằng thép không gỉ. Kích thước lớn và thiết kế hầm hồ giúp T340 tạo ấn tượng là ra dáng một chiếc máy chủ cao cấp.
Các tính năng như ổ cứng hot-plug và bộ nguồn dự phòng hot plug cũng là một tính năng cao cấp, đang chú ý với những khách hàng muốn sử dụng một bộ máy chủ cao cấp với giá thành thấp.
Nếu bạn là một tổ chức sử dụng máy chủ Dell EMC và cần một máy chủ được xây dựng mạnh mẽ, công suất thấp, dành cho các văn phòng chi nhánh từ xa, PowerEdge T340 có thể là lựa chọn phù hợp của bạn.
Mua Dell EMC PowerEdge T340 ở đâu?

TSG là đối tác chính thức, Authorized Partner của Dell EMC tại Việt Nam. Chúng tôi có nhiều năng kinh nghiệm trong việc tư vấn, cung cấp các dòng máy chủ Dell cho nhiều đơn vị, tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. TSG tư vấn cho khách hàng chi tiết, tận tình, dựa trên hạ tầng IT hiện tại của doanh nghiệp để đưa ra các tư vấn hợp lý nhất về chi phí và khả năng mở rộng sau này. Hơn nữa, các kỹ thuật viên của chúng tôi cũng hỗ trợ lắp đặt, cấu hình máy chủ theo yêu cầu và triển khai và cài đặt các phần mềm máy chủ với chi phí ưu đãi nhất.

Máy chủ chính hãng

Giá thành tốt nhất

Hỗ trợ chuyên nghiệp